Vụ án giết người, phân xác tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai: Công an nói gì?
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.TP.HCM nắng nóng gay gắt, thực phẩm dễ hư: Cách bảo quản của các chủ quán ăn
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) chiều dài 51 km; điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 - TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối giao với quốc lộ 22 (Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.Dự án được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT). Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 19.617 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng BOT). Trong đó, phần vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 9.943 tỉ đồng, phần vốn Nhà nước tham gia vào dự án là 9.674 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.872 tỉ đồng; ngân sách TP.HCM 6.802 tỉ đồng).Theo phương án được duyệt, tuyến cao tốc nối TP.HCM với Tây Ninh sẽ được khởi công vào tháng 1.2026; hoàn thành, đưa dự án vào khai thác cuối năm 2027.Chiều 5.3, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết: Từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức Hợp đồng BOT.Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Cụ thể, đợt 1 có tổng cộng 2.102 cọc (trong đó TP.HCM 1.083 cọc và Tây Ninh 1.019 cọc) trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3.Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc (TP.HCM cắm 126 cọc và Tây Ninh 801 cọc) trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3. Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1 (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP); tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027."Công tác cắm mốc và công tác bàn giao ranh bồi thường giải phóng mặt bằng cho các địa phương sẽ được triển khai song song, làm cơ sở để các địa phương tiến hành công tác vận động người dân hỗ trợ công tác đo vẽ, kiểm đếm, thu thập hồ sơ pháp lý... trong bước tiếp theo. Việc tiến hành và hoàn thành trước 31.3 công tác cắm mốc, giao ranh phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đồng loạt trên địa bàn 21 xã, phường thuộc 2 địa phương TP.HCM và tỉnh Tây Ninh là một bước ngoặt quan trọng trong tiến độ triển khai dự án, tạo sự quan tâm, ủng hộ, đồng thuận, tâm lý phấn khởi trong người dân và tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai các bước tiếp theo" - ông Lương Minh Phúc nói.Bên cạnh đó, Ban Giao thông đang tập trung phối hợp với tỉnh Tây Ninh để khởi công gói thầu rà phá bom mìn trên địa bàn TP.HCM và Tây Ninh ,dự kiến vào ngày 25.4 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
Góp sức mình vì cộng đồng
Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh những ngày cận tết Ất Tỵ 2025 chìm trong mưa phùn và giá rét. Rét buốt, hanh khô của dải đất miền Trung cộng với nỗi khắc khoải nhớ nhà của các phạm nhân trong dịp tết đến, xuân về khiến cho không khí ở đây thêm phần da diết hơn.Tết là khoảng thời gian ai ai cũng nghĩ về gia đình, mong muốn được sum họp, đoàn viên với người thân bên mâm cơm ấm cúng. Song, những phạm nhân đang cải tạo chỉ có thể mơ ước hoặc hoài niệm về điều ấy. Theo quy định, trong những ngày tết, phạm nhân sẽ được ăn khẩu phần gấp 5 lần ngày thường. Do đó, từ đầu tháng chạp, cán bộ trại tạm giam đã lên kế hoạch cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm các loại.Những ngày cuối năm, khi "mùi của tết" len lỏi khắp phố phường ngoài kia thì bên trong Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh, những cành đào cũng đua nhau khoe sắc. Các cán bộ quản giáo cùng với phạm nhân đang tất bật rửa lá dong, chẻ lạt, ngâm nếp, đậu xanh... chuẩn bị gói bánh chưng.Ở nơi tưởng chừng như không có mùa xuân này, cái tết đang về rất gần. Tết đối với những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại đây năm nào cũng có ý nghĩa riêng.Thượng tá Trần Hải Trung, Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết những ngày này tâm trạng các phạm nhân ảnh hưởng rất lớn bởi ai cũng mong muốn đoàn viên với gia đình. Bên cạnh việc siết chặt bảo vệ an toàn trại tạm giam, góp phần giữ vững an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán; lãnh đạo đơn vị cũng đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chế độ cho các phạm nhân theo đúng quy định của Nhà nước.Năm nay, trại tạm giam tổ chức chương trình "Bánh chưng xanh", gần 1.000 chiếc bánh chưng đã được cán bộ và các phạm nhân tất bật gói nhiều ngày qua. Đây là hoạt động thường niên của đơn vị, qua đó tạo không khí ấm áp cho phạm nhân đang thụ án tại đây, cũng như để cho các phạm nhân cảm nhận được hương vị ngày tết. Đồng thời khích lệ, động viên để họ tích cực phấn đấu cải tạo, sớm được trở về với gia đình và tái hòa nhập xã hội.Năm nào cũng vậy, thời khắc giao thừa, ban giám thị sẽ chia nhau đến các phân trại, tặng quà, chúc tết các phạm nhân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để tìm cách khuyên giải, động viên họ yên tâm cải tạo, xóa bỏ những mặc cảm của mình.Cẩn thận xếp lá vào khuôn để gói bánh chưng, anh Nguyễn Quốc Trung (quê H.Đức Thọ, Hà Tĩnh) cho biết, đây là năm thứ 2, anh đón tết trong tù cho bản án 32 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. "Đây là những ngày buồn và nhớ nhà da diết. Khi vào tù, tôi mới thấm thía hết những tháng ngày tự do ở ngoài kia. Những ngày cuối năm cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những lỗi lầm mình đã gây ra và cũng nhắc nhở bản thân khi được trở về với gia đình, xã hội thì phải cố gắng nhiều hơn", Trung nói.Khi hỏi về nỗi nhớ nhà, nữ phạm nhân Nguyễn Thị Thúy giọng buồn rượi, đưa ánh mắt nhìn ra xa, chị nói "rất day dứt", không muốn nhắc lại ký ức đau buồn. "Tôi muốn quên hết tất cả, khi được trở về tái hòa nhập cộng đồng, tôi muốn mở ra một cuộc sống mới", chị Thúy chia sẻ.7 năm chấp hành án phạt tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chị đã nhìn nhận được tội lỗi của mình. Chị cho biết, từng có nghề nghiệp ổn định, gia đình hạnh phúc, nhưng vì một phút lầm lỡ, đã phải chôn vùi cuộc đời ở sau cánh cổng trại giam."Cái giá lớn nhất phải trả chính là đánh mất đi những điều quan trọng như người chồng hết mực yêu thương, tuổi trẻ, tương lai...", chị Thúy ngậm ngùi.Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh (P.Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh), thành lập năm 1991, là nơi tạm giam, tạm giữ hơn 500 phạm nhân, bị can các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như giết người, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Trong đó, có hơn 80 tử tù đang chờ thi hành án. Do tính chất đặc thù công việc, những ngày này, cán bộ quản giáo phải đảm bảo trực 100% quân số.
Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng có nhiều lý do khiến người trẻ mua sắm nhiều hơn vào ban đêm. “Vào ban ngày, nhiều người bận đi học, làm việc nên tối muộn mới có thời gian rảnh để vào các sàn thương mại điện tử, xem livestream (phát trực tiếp - PV) bán hàng. Thế hệ trẻ bây giờ lại có thói quen thức khuya nên những người bán hàng trên nền tảng trực tuyến cũng nắm bắt thời điểm đó để livestream và tung các mã khuyến mãi. Người Việt Nam lại rất thích mua hàng giảm giá, kèm quà tặng nên họ sẽ “chốt đơn””, thạc sĩ Hoàng An cho hay.
Có một Cần Thơ rất ‘ngọt’
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ bảy ngày 1.2.2025.KQXS TP.HCM, Long An, Bình Phước, Hậu Giang, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Nông ...Thứ bảyTP.HCMLong AnBình PhướcHậu Giangngày 1.2.2025Giải támGiải bảyGiải sáuGiải nămGiải tưGiải baGiải nhìGiải nhấtGiải đặc biệtThứ bảyĐà NẵngQuảng NgãiĐắk Nôngngày 1.2.2025Giải támGiải bảyGiải sáuGiải nămGiải tưGiải baGiải nhìGiải nhấtGiải đặc biệtXSMB thứ bảyKý hiệu trúng đặc biệt:Giải đặc biệtGiải nhấtGiải nhìGiải baGiải tưGiải nămGiải sáuGiải bảyMời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.